Công dụng của cây ba chạc

- Tên gọi khác: Chè đắng, Chè cỏ, Dầu dầu…
- Tên khoa học: Euodia lepta. Thuộc họ Cam (Rutaceae).
- Bộ phận dùng: lá, quả và rễ.
- Thành phần : lá, quả và rễ  Ba chạc có các chất flavonoid, cumarol, phytosterol và tinh dầu mùi thơm nhẹ. Rễ có vết alcaloid.
- Tính vị quy kinh: Theo Đông y, Ba chạc có vị đắng, mùi thơm , tính lạnh; có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trừ thấp, chống ngứa,  giảm đau và lợi sữa.
- Công dụng:
  • Lá Ba chạc tươi nấu nước tắm, hoặc giã đắp để chữa ghẻ, mụn nhọt , lở ngứa, chốc đầu.
  • Để chữa ho, viêm họng, viêm amidan, mắt mờ, trẻ em sốt cao kinh giật, sảo phụ ít sữa, kém ăn: dùng 20-40g lá tươi, dạng thuốc sắc hoặc nấu cao.
  • Rễ và vỏ thân Ba chạc chữa phong thấp, đau gân, nhức xương, tê bại, bán thân bất toại và điều hòa kinh nguyệt. Ngày 8-20g sắc uống.
BÀI THUỐC
- Thuốc bổ đắng ( giúp ăn ngon, dễ tiêu ) và lợi sữa: ngày 8-16g lá Ba chạc, sắc uống.
- Trị phong thấp,viêm khớp, lưng gối đau nhức, đau dây thần kinh hông: Rễ Ba chạc 20-40g, sắc uống. Hoặc kết hợp với dây đau xương, câu đằng, tầm gửi, mỗi vị 20-30g, sắc uống.
- Dự phòng cúm, bệnh truyền nhiễm, viêm não: Ba chạc 15g, rau má, đơn buốt 15g, cúc chỉ thiên 15g sắc uống.
 
CÂY THUỐC BỔ ĐẮNG – VIÊN TIÊU HÓA BÌNH AN

Bài viết liên quan