Công dụng của tắc kè và cách sử dụng

      Theo y học cổ truyền, tắc kè có vị mặn, tính bình, hơi có độc, quy vào kinh phế, thận, với công năng bổ phế, bổ thận, định suyễn, trợ dương.
         Dạng tươi sống: Chữa kém ăn gầy còm, suy dinh dưỡng, tinh thần mệt mỏi, ho lâu ngày, hen suyễn. Tắc kè bắt bắt về, đem chặt bỏ đầu ( từ hai mắt trở lên) và bốn bàn chân. Dùng dao sắc khía dọc sống lưng, lột hết da như lột da ếch, mổ bụng, bỏ ruột, rửa sạch, chặt từng miếng, ướp với nước mắm có gừng (khử mùi tanh) rồi nấu cháo ăn.Tắc kè có nhiều chất bổ, nhất là phần đuôi, vì thê khi chế biến tắc kè cần bảo tồn đuôi.Liều dùng trong ngày 50-100g, hoặc rang sấy thịt tác kè đã tẩm ướp cho khô giòn, tán bột, rây mịn. Ngày 4-5g chia hai lần.
          Dạng phơi khô: Chữa đau lưng, đau mình, tê thấpliệt dương, đái nhắt, đái són. Lật ngửa tắc kè, ghim chặt 4 chân trên một mảnh gỗ, rạch một đường từ cổ xuống đến gốc đuôi, moi bỏ ruột, lau sạch máu và nhớt ( không rửa nước). dùng hai que to, một que xuyên ngang hai chan sau, rồi lấy hai que mềm hơi đặt chéo trong lồng bụng để căng cho phẳng và cuối cùng lấy một que dài và cứng xuyên dọc từ đầu đến qua chót đuôi. Dùng giấy bản bản quấn chặt đuôi và que để khỏi bị đứt hoặc gẫy rôi mất. đem phơi ở nhiệt độ 50-60 độ C .

Lưu ý: không nên dùng rượu thuốc trong các chứng bệnh tăng huyết áp, tim mạch, viêm loét dạ dày, viêm gan.

Bài viết liên quan