Công dụng của Quả Bứa

    Cây bứa có lá tròn dài - Garcinia oblongifolia Champ. ex Benth., thuộc họ Măng cụt - Clusiaceae.
    Là cây gỗ thường xanh cao 6-7m. Lá hình thuẫn, hơi dài, đuôi nhọn, chóp dài, mép nguyên, nhẵn bóng, có nhiều điểm mờ. Quả mọng mang đài tồn tại; vỏ quả dày, có khía múi, khi chín màu vàng, phía trong hơi đỏ chứa 6-10 hạt. Mùa hoa quả tháng 3-6.
-    Bộ phận dùng:Vỏ - Cortex Garciniae.
-    Nơi sống và thu hái:Cây mọc hoang trong rừng thứ sinh của các tỉnh từ Hà Tuyên, Vĩnh Phú đến Quảng Nam - Đà Nẵng. Cũng thường được trồng lấy lá tươi và quả nấu canh chua. Thu hái vỏ quanh năm, cạo bỏ lớp vỏ ngoài, thái nhỏ, phơi khô.
-    Tính vị, tác dụng:Vỏ có tính săn da và hơi đắng, mát, hơi độc, có tác dụng tiêu viêm, hạ nhiệt, làm săn da, hàn vết thương.
-    Công dụng:
    Đây là loại thực phẩm rất hữu ích cho việc giảm cân, giảm béo phì do thành phần Garcinia cambogia trong quả có chứa một loại hoạt tính sinh học có tác dụng ức chế quá trình tổng hợp chất béo và chuyển hóa axit béo.
     Trong quả Bứa có axit hữu cơ, vitamin C (100g có 61mg vitamin C). Trong vỏ có flavonozit (1 loại chất chuyển hóa trung gian của thực vật, có thể hoạt động như một chất chuyển giao hóa học hoặc điều chỉnh sinh lý hay như các chất ức chế chu kỳ tế bào. )
   Vỏ thường dùng trị:
1. Loét dạ dày, loét tá tràng;
2. Viêm dạ dày ruột, kém tiêu hoá;
3. Viêm miệng, bệnh cặn răng;
 4. Ho ra máu.
        Dùng ngoài trị bỏng, mụn nhọt, sâu quảng, eczema, dị ứng mẩn ngứa, rút các vết đạn đâm vào thịt. Liều dùng 20-30g dạng thuốc sắc, dùng ngoài giã vỏ tươi đắp. Nhựa bứa dùng trị bỏng.

Bài viết liên quan