Công dụng cây thuốc

Công dụng của Toan Táo Nhân

Toan táo nhân là nhân phơi khô đem sao đen của hạt quả Táo chua, họ Táo ta. Tính vị quy kinh: Vị ngọt, chua, tính bình. Quy vào kinh tâm, can, tỳ, đởm. Tác dụng: Dưỡng tâm an thần, sinh tân, cầm mồ hôi, chỉ khát.

Xem chi tiết ...

Khúng khéng dược liệu quý cho người bệnh gan

Hovenia Dulcis ( Cao khúng khéng ):Từ xa xưa người ta đã dùng quả của cây Khúng Khéng để chống nôn, giải độc, ngộ độc, tiểu tiện không thông, khát nước, khô cổ, bảo vệ lá gan. Mỗi ngày dùng từ 3-5g dưới dạng thuốc sắc hay ngâm.

Xem chi tiết ...

Công dụng của Quả Bứa

Cây bứa có lá tròn dài - Garcinia oblongifolia Champ. ex Benth, thuộc họ Măng cụt - Clusiaceae.Quả mọng mang đài tồn tại; vỏ quả dày, có khía múi, khi chín màu vàng, phía trong hơi đỏ chứa 6-10 hạt.Vỏ có tính săn da và hơi đắng, mát, hơi độc, có tác dụng tiêu viêm, hạ nhiệt, làm săn da, hàn vết thương, giảm cân, giảm béo

Xem chi tiết ...

Công dụng của Quả Táo Mèo

Quả táo mèo còn có tên gọi khác là quả chua chát. Táo mèo mọc hoang và được trồng tại các tỉnh Yên Bái, Lai Châu, Sơn La, Lào Cai…Quả táo mèo hình trứng, khi chín màu vàng lục ăn có vị chua, hơi chát. Làm thuốc có thể dùng tươi hoặc phơi khô. Trong Đông y, táo mèo có tác dụng giúp tiêu hóa thức ăn, tăng cường miễn dịch, giảm cholesterol, giúp hạ mỡ máu, rối loạn lipid máu, đại tiện xuất huyết…

Xem chi tiết ...

Công dụng của Quả Khế

Quả khế cung cấp nhiều vitamin C, vitamin A và các khoáng chất khác mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ngoài ra, chất xơ hoà tan trong quả khế còn có khả năng phòng chống ung thư, hỗ trợ tiêu hóa, giảm lượng đường huyết, ngừa bệnh tim mạch…

Xem chi tiết ...

Công dụng của Cây Tang Kí Sinh

Tang kí sinh có tên gọi khác: Quảng ký sinh, lão thức ký sinh, ký sinh. Vị này có oleanolic acid, onositol và hợp chất flavone. Vị đắng, ngọt, tính bình, quy gan, thận kinh. Công hiệu: Khứ phong thấp, ích gan thận, cường gân cốt, an thai.

Xem chi tiết ...

Công dụng của Cây Thiên Niên Kiện

Thiên niên kiện có tên gọi khác: Nhất bao trâm, thiên niên kiến. Thành phần: Vị này có dầu bay hơi, trong dầu có α – pinane, β – pinane, linalool. Tính vị quy kinh: Vị cay, tính ôn. Quy gan, phế, thận kinh. Công hiệu: Khứ phong thấp, cường gân cốt, chỉ tê đau, chủ trị phong thấp tê đau, lưng gối lạnh đau, chi dưới có giật tê.

Xem chi tiết ...

Công dụng của Nấm Hương

Nấm hương còn gọi là nấm đông cô. Trong 100g nấm đã sấy khô có 12,5g chất đạm, 1,6 g chất béo, 60g chất đường, 16 mg can-xi, 240 mg kali và 3,9g sắt, các vitamin. Chất Lentinan và Lentinula Edodes mycelium được chiết xuất từ nấm hương làm kìm hãm sự tiến triển của ung thư

Xem chi tiết ...

Công dụng của cây sử quân tử

Sử quân tử có tên khác: Cây quả giun – Quả nấc. Trồng vào mùa xuân hoặc mùa thu. Trồng bằng hạt hoặc bằng cành.Bộ phận dùng: Nhân hạt. Công dụng: Chữa các chứng cam trẻ em, sát khuẩn, trị giun đũa.

Xem chi tiết ...

Công dụng của Cây Trầu Không

Cây trầu không có tên khác: Trầu – Trầu hương, Phù lưu đằng, Mô lu (Khơ me), Hrue ehang (thượng), Thược tượng, Thanh củ. Bộ phận dùng: Lá, rễ và thân. Công dụng: Dùng chữa lở loét, viêm chân răng có mủ, hôi mồm, tê thấp.

Xem chi tiết ...

12345